Một hộ nuôi bò sữa tại Củ Chi
Ngày 17-5, báo cáo với đoàn giám sát của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, đã cho biết như trên.
Đây là nỗ lực của huyện trong việc xây dựng mô hình, tạo thương hiệu sản phẩm, đưa sản phẩm của nông dân ra thị trường. Sữa bò tươi Củ Chi là sản phẩm do chính bà con nông dân Củ Chi chăn nuôi, Hợp tác xã Tân Thông Hội đầu tư 100 tỷ đồng xây dựng nhà máy có công suất 6 tấn sữa/giờ. Trước mắt, huyện vận động 70.000 học sinh trên địa bàn huyện chuyển sang sử dụng sữa tươi Củ Chi và đưa sản phẩm tiêu thụ trong các siêu thị. Tổng đàn bò sữa hiện nay của Củ Chi khoảng 72.000 con (chiếm 1/3 cả nước), cung cấp mỗi ngày 600 tấn sữa và chưa có thương hiệu riêng. Định hướng phát triển trong thời gian tới, ông Trương Văn Thống, Bí thư Huyện ủy Củ Chi, cho biết huyện không tăng số lượng đàn bò sữa mà tập trung nâng chất lượng và năng suất sữa; quy hoạch lại vùng chăn nuôi tập trung tiến tới không còn chăn nuôi ở những khu dân cư; ưu tiên phát triển chăn nuôi quy mô đàn trên 50 con; phát triển trang trại và ứng dụng công nghệ cao.
Nêu thực trạng hiện nay chưa có quy định tách thửa đất nông nghiệp, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú đề nghị TP sớm có hướng tháo gỡ. “Củ chi có gần 44.000ha đất, trong đó có hơn 28.200ha đất nông nghiệp mà không tách thửa được. Cha muốn tách đất cho con cũng không được. Người dân có đất rộng song cứ “ôm” đất vậy, muốn bán đi một chút để lấy vốn làm ăn hay cho con cái, cũng không được”, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú chia sẻ. Đặc biệt, huyện Củ Chi có tới 13.000 trường hợp người dân đã hiến đất làm kênh Đông, làm đường xây dựng nông thôn mới. Sau khi hiến đất, diện tích đất thực tế còn lại đến nay chưa được cập nhật, điều chỉnh. Không thể bắt người dân đã hiến đất làm kênh, làm đường giờ phải t%