Thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi sẽ được coi là 1 nghề

Chiều nay 14-6, tại nghị trường, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Chăn nuôi. Theo dự thảo luật đề xuất, hoạt động thụ tinh nhân tạo sẽ được coi là 1 nghề như các nghề khác trong xã hội.

Chiều nay 14-6, tại nghị trường, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Chăn nuôi. Theo dự thảo luật đề xuất, hoạt động thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi sẽ được coi là 1 nghề như các nghề khác trong xã hội.

 

 Thụ tinh nhân tạo cho heo sẽ là 1 nghề theo đề xuất

Cụ thể, dự thảo luật ghi:  Cá nhân hành nghề chăn nuôi phải có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp. Hành nghề chăn nuôi gồm nghề lấy mẫu thức ăn chăn nuôi và thụ tinh nhân tạo.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề như sau: Đối với người hành nghề thụ tinh nhân tạo phải có trình độ từ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi, thú y, công nghệ sinh học, được đào tạo về thụ tinh nhân tạo.

Tuy nhiên thảo luận tại nghị trường, đại biểu Lê Xuân Thân – Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đề nghị ban soạn thảo phải viết lại, thể hiện lại cho rõ nếu không thì sẽ cho ra 1 cái nghề rất lạ là nghề thụ tinh nhân tạo.

Còn đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) thì tranh luận rằng dự thảo luật chia các loài vật nuôi thành 4 nhóm gồm: gia súc, gia cầm, động vật làm cảnh và động vật hoang dã. Nhưng hiện nay trong xã hội có rất nhiều vật nuôi lạ như nuôi tằm, nuôi dế, nuôi giun… thì không biết xếp vào loại động vật nào. Dẫn chứng ở tỉnh Hà Tĩnh, đại biểu này cho biết chỉ riêng tại huyện Hương Sơn hiện nay bà con ở đây đang nuôi tới 42.000 con hươu (còn trên địa bàn cả tỉnh là 47.000 con) và con hươu ở đây còn phổ biến hơn cả con trâu, có giá trị rất lớn nhưng do hiện nay chúng ta không xếp con hươu là vật nuôi nên nhung hươu của bà con làm ra không thể xuất khẩu được, vì luật vẫn đang coi con hươu là động vật hoang dã nên nước ngoài không cho phép nhập khẩu.

Báo SGGP _ VĂN PHÚC, ngày 14/6/2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *